onstocks

Tham gia ngay

Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Bán Ròng Năm 2023 Có Đáng Lo Ngại?

OnStocks
04-02-2024

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 6 tháng liên tục bán ròng và có phần tăng tốc ở tháng cuối cùng trong năm 2023, trái ngược với sự hấp thụ của dòng tiền trong nước. Qua đó, khối ngoại đã nâng tổng giá trị bán ròng ở cả năm 2023 lên xấp xỉ 21 nghìn tỷ đồng. Điều này thể hiện sự thận trọng và áp lực từ môi trường đầu tư không ổn định, đồng thời đặt ra nhiều nghi vấn và mối lo ngại trong tâm trí của các nhà đầu tư.

1. Tình hình nhà đầu tư nước ngoài bán ròng năm 2023

Trong năm 2023, tình hình bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài trên sàn HoSE đã thu hút sự quan tâm của giới đầu tư và chuyên gia kinh tế. Tổng giá trị bán ròng của họ vượt qua con số 24.830 tỷ đồng, tương đương khoảng 1 tỷ USD, tuy nhiên, vẫn thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh đạt được vào năm 2021.

Theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), trong năm vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào gần 314.900 tỷ đồng và bán ra khoảng 339.700 tỷ đồng, bao gồm cả các loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, quỹ ETF và chứng quyền đảm bảo. Tổng giá trị giao dịch cả hai chiều đều giảm so với năm 2022, nhưng mức giảm mạnh nhất được ghi nhận ở chiều mua, với sụt giảm hơn 16%.

Tính tổng cộng, việc khối ngoại bán ròng trong năm 2023 vượt qua con số 24.830 tỷ đồng, tương đương khoảng 1 tỷ USD. Nếu chỉ tính riêng vào cổ phiếu, con số này vẫn lên đến hơn 19.500 tỷ đồng.

Ngoại trừ tháng 1, nhóm nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng trong 11 tháng của năm 2023. Sự tập trung lớn nhất vào việc bán ròng được ghi nhận trong tháng cuối năm, khi chênh lệch giữa việc mua và bán đạt tới gần 9.970 tỷ đồng, mức mạnh nhất kể từ tháng 5/2021.

Mặc dù vậy, tổng giá trị bán ròng trong năm 2023 chỉ tương đương khoảng 43% so với mức đỉnh đạt được vào năm 2021. Ba năm trước đó, nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng với tổng giá trị bán ròng lên đến hơn 58.050 tỷ đồng, tương đương gần 2,4 tỷ USD theo tỷ giá hiện tại.

Trong năm 2023, câu chuyện về việc bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài đã trở thành một điểm nổi bật được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Theo báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn đầu tư FIDT, mặc dù có một số lo ngại về hoạt động bán ròng của nhóm này, thực tế lại cho thấy rằng họ vẫn tiếp tục giao dịch tích cực sau khi thị trường chứng khoán đạt đỉnh vào cuối tháng 8 và duy trì được sự tăng điểm tích cực, với VN-Index kết thúc năm với mức tăng hơn 12%.

Tuy nhiên, OnStocks vẫn lưu ý rằng tình hình nhà đầu tư nước ngoài bán ròng có thể tác động một phần đến xu hướng chung của thị trường cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý thị trường. Hành động của nhà đầu tư nước ngoài thường là mua ròng khi thị trường giảm mạnh và bán ròng khi thị trường hồi phục, điển hình là vào cuối tháng 10 khi thị trường chạm đáy.

Theo thống kê từ FIDT, nhóm ngành bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất là ngân hàng. Tiếp theo là ngành thực phẩm và đồ uống, bất động sản, dịch vụ tài chính và bán lẻ. Riêng ngành bất động sản, sự bán ròng chủ yếu đến từ nhóm các cổ phiếu “họ Vin”, một nhóm cổ phiếu được đánh giá có nhiều rủi ro và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành. Ngược lại, nhóm tài nguyên cơ bản đã giành được niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài và liên tục được mua ròng từ đầu năm.

Về từng cổ phiếu cụ thể, theo thống kê từ OnStocks Research, nhóm nhà đầu tư nước ngoài thường tập trung giao dịch vào các mã có vốn hóa lớn. EIB là cổ phiếu gánh chịu áp lực bán ròng nặng nhất trong năm 2023 với hơn 4.600 tỷ đồng. Tiếp theo đó là các cổ phiếu như VPB, MWG, VHM, VNM… Trong khi đó, HPG đã trở thành một trong những cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều nhất, với hơn 3.300 tỷ đồng mua ròng. Các cổ phiếu như HSG, STG, DGC, FRT cũng được xem là hấp dẫn đối với nhóm nhà đầu tư này.

NHỮNG cổ phiếu Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Bán Ròng Năm 2023 Có Đáng Lo Ngại?

Những cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng năm 2023.

2. Các nguyên nhân khiến nhà đầu tư nước ngoài bán ròng năm 2023

Theo các chuyên gia kinh tế và đầu tư, các nguyên nhân chính dẫn đến động thái nhà đầu tư nước ngoài bán ròng có thể kể đến bao gồm:

  • Thứ nhất, nền kinh tế phục hồi không đạt kỳ vọng khi tăng trưởng tín dụng và GDP lỡ hẹn mục tiêu năm. Cùng với đó, sản xuất vẫn còn yếu (PMI dưới 50) và việc mạo hiểm đánh đổi tăng trưởng với tỷ giá đã khiến USD/VND neo ở mức cao trong giai đoạn cuối năm, từ đó làm dấy lên lo ngại về câu chuyện tỷ giá.
  • Thứ hai là nhóm doanh nghiệp niêm yết hồi phục chậm. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết chưa đạt kỳ vọng, đặc biệt là nhóm ngân hàng vốn chiếm tỷ trọng cao nhất thị trường.
  • Thứ ba là định giá không quá hấp dẫn. Việc tăng mạnh trong giai đoạn tháng 06-09/2023 đã khiến định giá theo P/E của VN-Index vượt mức trung bình 10 năm.
  • Thứ tư là chốt lời. Nhìn vào biến động của thị trường và dòng tiền đầu tư ròng của khối ngoại, có thể dễ dàng thấy được nhóm nhà đầu tư này đã khôn khéo giải ngân khi thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có mức chiết khấu lớn và định giá rơi về các mức thấp trong lịch sử. Sau đó, nhà đầu tư ngoại bắt đầu chốt lời dần khi thị trường bước vào nhịp tăng mạnh với thanh khoản bùng nổ. Nhịp bán này càng diễn ra quyết liệt hơn vào những tháng cuối năm.
  • Thứ năm là thay đổi chính sách ở các thị trường phát triển. Đối với TTCK Mỹ và các nước phát triển, việc chính sách tiền tệ sẽ đảo chiều trong năm 2024 đã giúp dòng tiền tìm về các thị trường này. Đối với Thái Lan, từ ngày 01/01/2024, quy định mới cho phép các cơ quan chức năng đánh thuế thu nhập từ nước ngoài của các cá nhân đã có ảnh hướng đến sự dịch chuyển dòng vốn của nước này tại Việt Nam trong thời gian qua.
  • Thứ sáu là sự hấp dẫn từ các thị trường khác. TTCK Mỹ đang cho thấy xu hướng tăng rõ nét và mạnh mẽ sau khi các chỉ số chứng khoán của nước này đều vượt đỉnh để mở ra triển vọng tăng dài hạn sau khi Fed phát đi các thông điệp đảo chiều chính sách; trong khi TTCK Thái Lan đang có mức chiết khấu lớn (quanh 15%) sau năm 2023 đầy biến động.

Đáng chú ý, thanh khoản thị trường tiếp tục vận động ở mức thấp với giá trị trung bình gần 14.000 tỷ đồng/phiên tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, kém xa so với mức cao trong 10 tháng đầu năm 2023 là hơn 21.000 tỷ đồng/phiên.

Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Bán Ròng Năm 2023 Có Đáng Lo Ngại?

Giá trị giao dịch của nhà đầ tư nước ngoài trên sàn HOSE năm 2023.

3. Dự báo dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài năm 2024

Trong năm 2023, đà bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài đã được nhiều chuyên gia quan sát thị trường giải thích, hành động này nhằm mục đích cơ cấu lại danh mục, tập trung vào việc thoái vốn từ các cổ phiếu mà họ đã tích trữ mạnh mẽ trong những năm trước đó. Đây là một hành vi đã được quan sát và ghi nhận trong quá khứ. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng phản ánh hoạt động cơ cấu danh mục dựa trên nhận định về rủi ro tại từng nhóm cổ phiếu cụ thể, chứ không chỉ là rủi ro tổng thể của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bên cạnh đó, chuyên gia Chứng khoán OnStocks cũng lưu ý rằng các nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng dịch chuyển dòng tiền chung: Nhà đầu tư nước ngoài rút vốn từ các thị trường mới nổi và cận biên để tăng cường đầu tư vào các thị trường phát triển, đặc biệt là khi họ tin vào sự ổn định của nền kinh tế Mỹ và triển vọng giảm lãi suất ở đó từ đầu năm sau. Do đó, không chỉ việc bán ròng diễn ra tại thị trường chứng khoán Việt Nam mà còn được ghi nhận ở nhiều quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hong Kong và Thái Lan.

Tuy nhiên, dòng vốn đầu tư toàn cầu được dự báo sẽ trải qua sự thay đổi trong năm 2024, đặc biệt là khi mặt bằng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn được kỳ vọng sẽ giảm dần về cuối năm. Khi đó, dòng vốn ngọai có thể quay lại với các thị trường mới nổi và cận biên, trong đó, thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá có lợi thế.

VN-Index hiện đang giao dịch ở mức P/B (giá/giá trị sổ sách) cao hơn trung bình, nhưng lại có P/E (giá/lợi nhuận một cổ phiếu) thấp hơn trung bình, phản ánh sự hiệu quả của ROE (lợi nhuận trên vốn chủ) cao nhất trong khu vực. Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của VN-Index cũng được đánh giá tích cực.

Về trung hạn, dòng tiền ngoại đầu tư vào thị trường Việt Nam có thể nhận được sự hỗ trợ từ các yếu tố kinh tế vĩ mô và kết quả kinh doanh tích cực của các doanh nghiệp. Đồng thời, việc nâng hạng từ cận biên lên mới nổi của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ thu hút mạnh mẽ dòng vốn ngoại trong năm 2024.

Dự báo của các chuyên gia từ các công ty chứng khoán cũng cho thấy sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam, với việc dự kiến nhận được dòng vốn mới từ các quỹ đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp MSCI và FTSE nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, thì dự kiến có khoảng 3,5 – 4 tỷ USD được đầu tư vào các cổ phiếu Việt Nam. Điều này được kỳ vọng từ sự ổn định chính trị, tham gia vào các hiệp định thương mại lớn, và uy tín được đánh giá cao từ các tổ chức quốc tế.

Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Bán Ròng Năm 2023 Có Đáng Lo Ngại?

4. Cổ phiếu nào sẽ vào tầm ngắm tiền ngoại?

Tuy nhà đầu tư nước ngoài bán ròng năm 2023 xấp xỉ 21 nghìn tỷ đồng, nhưng dự kiến khối ngoại mua ròng trên thị trường chứng khoán trong năm 2024. Khối ngoại có thể chú trọng vào các cổ phiếu có vốn hóa lớn, đồng thời đáp ứng được yêu cầu về thanh khoản và tỷ lệ free-float – một chuẩn mực quan trọng khi thị trường được nâng hạng.

Trong năm 2024 và thậm chí cả những năm tiếp theo, có 7 nhóm ngành/cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài chú ý đến:

  1. Ngành dầu khí, đặc biệt là các cổ phiếu như PVS và PVD, với kỳ vọng giá dầu thô sẽ duy trì ổn định hoặc tăng, đồng thời dự án Lô B – Ô Môn bắt đầu triển khai.
  2. Ngành bán lẻ, nổi bật là DGW và FRT, dẫn đầu vào một thời kỷ nguyên mới.
  3. Ngành cảng biển và logistic, với sự đồng thuận như GMD và HAH, kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ khi kinh tế toàn cầu phục hồi.
  4. Ngành thép, như HPG và NKG, là một lựa chọn không thể bỏ qua trong các giai đoạn kinh tế phục hồi hoặc tăng trưởng.
  5. Ngành chứng khoán, như SSI, VND, và SHS, có triển vọng rất tích cực, đặc biệt khi câu chuyện nâng hạng thị trường đang trở thành hiện thực.
  6. Ngành ngân hàng, với các cổ phiếu như ACB và BID, khi mặt bằng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn được kỳ vọng sẽ giảm dần.
  7. Ngành bất động sản công nghiệp, đặc biệt là KBC và IDC, với kỳ vọng vào Việt Nam là điểm đến của các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược với các quốc gia như Mỹ và Nhật Bản, dẫn đến khả năng “đổ bộ” của các nhà máy sản xuất từ hai quốc gia này vào Việt Nam.

Nhận tin tức mới nhất

Bài viết liên quan

Bảo Vệ Tài Khoản Chứng Khoán Khi Bị Hacker Tấn Công

Bảo Vệ Tài Khoản Chứng Khoán Khi Bị Hacker Tấn Công

OnStocks
25-03-2024

Bảo vệ tài khoản chứng khoán và an toàn thông tin là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mọi tổ chức, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính.

Tìm Hiểu Luật Chứng Khoán Việt Nam Cho Nhà Đầu Tư F0

Tìm Hiểu Luật Chứng Khoán Việt Nam Cho Nhà Đầu Tư F0

OnStocks
21-03-2024

Hiểu rõ về luật chứng khoán là một yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư F0 có thể định hình và quản lý rủi ro hiệu quả.

Tìm Hiểu Phái Sinh Là Gì Trong Thị Trường Chứng Khoán

Tìm Hiểu Phái Sinh Là Gì Trong Thị Trường Chứng Khoán

OnStocks
19-03-2024

Phái sinh là gì mà giá trị của nó dựa trên giá trị của một hoặc nhiều tài sản cơ sở như cổ phiếu, hàng hóa, tiền tệ, hoặc chỉ số.