Xử Lý Tài Sản Khi Cổ Phiếu Bị Hủy Niêm Yết
Cổ phiếu bị hủy niêm yết là một sự kiện quan trọng trong thị trường chứng khoán, có thể ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và công ty. Khi một công ty quyết định hủy niêm yết cổ phiếu của mình, điều này thường xảy ra do nhiều lý do khác nhau, bao gồm kết thúc hoạt động kinh doanh, mua lại cổ phiếu của cổ đông, hoặc vấn đề tài chính. Đối với nhà đầu tư, việc nắm giữ cổ phiếu đã bị hủy niêm yết có thể đòi hỏi các chiến lược và quyết định mới để tối ưu hóa lợi ích và bảo vệ vốn đầu tư.
1. Cổ phiếu bị hủy niêm yết là gì?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi dõ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu cũng là một loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
Cổ phiếu niêm yết là cổ phiếu do các công ty cổ phần có đủ điều kiện theo quy định phát hành và được niêm yết giá trên sàn chứng khoán để các nhà đầu tư có thể thực hiện các giao dịch mua bán.
Cổ phiếu bị hủy niêm yết là việc các mã cổ phiếu đã đăng ký niêm yết, được chấp thuận trên sàn giao dịch chứng khoán như HNX, HOSE. Thế nhưng, sau một thời gian hoạt động, cổ phiếu không còn được phép giao dịch trên sàn giao dịch. Nếu cổ phiếu bị huỷ niêm yết, điều này đồng nghĩa với việc quyền giao dịch chứng khoán sẽ không được thông qua các công ty chứng khoán và sàn giao dịch chứng khoán.
Một số nguyên nhân khiến cổ phiếu bị hủy niêm yết bao gồm:
- Không thực hiện thủ tục niêm yết đúng quy định sau khi được chấp thuận niêm yết.
- Không đáp ứng được các điều kiện niêm yết theo luật chứng khoán của Việt Nam.
- Ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian dài (1 năm trở lên).
- Kinh doanh liên tục thua lỗ trong 3 năm.
- Bị thu hồi giấy phép hoạt động, đăng ký kinh doanh.
- Không có giao dịch nào trên sàn trong 12 tháng.
- Sáp nhập, chia tách, hoặc hợp nhất với công ty khác dẫn đến việc không còn tồn tại.
- Chậm nộp báo cáo tài chính trong 3 năm liên tiếp.
- Cung cấp thông tin sai lệch hoặc làm giả mạo hồ sơ niêm yết.
- Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.
Để tránh rủi ro, nhà đầu tư nên tránh mua cổ phiếu của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, thiếu minh bạch thông tin, hoặc có dấu hiệu hạn chế giao dịch, hoặc đang ở trong tình trạng kiểm soát nghiêm ngặt…
2. Các hình thức hủy niêm yết chứng khoán
Theo quy định của pháp luật về hủy niêm yết cổ phiếu (nghị định 155/2020/NĐ-CP, Nghị định 155), hủy niêm yết là việc chấm dứt giao dịch chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán. Có hai hình thức hủy niêm yết chính là hủy tự nguyện và hủy bắt buộc.
- Hủy tự nguyện: Công ty quyết định tự nguyện rút cổ phiếu của mình khỏi sàn giao dịch chứng khoán. Nguyên nhân có thể là do công ty muốn giảm chi phí liên quan đến niêm yết, hoặc vì lý do chiến lược dài hạn không muốn cổ phiếu niêm yết công khai.
- Hủy bắt buộc: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc các cơ quan quản lý chứng khoán có thể ra quyết định hủy niêm yết cổ phiếu của một công ty nếu công ty vi phạm các quy định của pháp luật về niêm yết cũng như quản lý doanh nghiệp.
Các công ty có cổ phiếu bị hủy niêm yết sẽ đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM sau khi đảm bảo điều kiện công ty đó là công ty đại chúng và vẫn đáp ứng đủ điều kiện để đăng ký giao dịch cổ phiếu. Dù cổ phiếu có được giao dịch trên sàn UPCOM hay không, vẫn giữ giá trị và thuộc sở hữu của nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể thu lại giá trị này nếu có bên mua lại để sáp nhập hoặc tái cơ cấu công ty.
Công ty có cổ phiếu bị hủy niêm yết hoặc chủ động hủy niêm yết trên sàn chỉ được đăng ký niêm yết lại sau khi giao dịch tối thiểu 2 năm trên hệ thống UPCOM và tuân theo quy định của pháp luật.
Về việc mua cổ phiếu bị hủy niêm yết, nhiều nhà đầu tư cân nhắc, với hy vọng có cơ hội chuyển biến tích cực trong tương lai, dù cơ hội này có thể hiếm hoi nhưng vẫn không phải là không có.
3. Khi cổ phiếu bị hủy niêm yết thì nhà đầu tư phải làm gì?
Khi cổ phiếu bạn mua bất ngờ bị hủy niêm yết, có một số bước cần thực hiện để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư:
- Đối với cổ phiếu hủy niêm yết chuyển sàn: Trong trường hợp này, giá cổ phiếu có thể tăng khi chuyển sang sàn mới. Đồng thời, số lượng cổ phiếu bạn đang nắm giữ không bị ảnh hưởng.
- Đối với cổ phiếu bị hủy niêm yết do kinh doanh không tốt, vi phạm quy định: Doanh nghiệp sẽ tự động được đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM để duy trì thanh khoản, mặc dù lúc này thanh khoản sẽ rất yếu. Nhà đầu tư cần chú ý và liên tục cập nhật thông tin về cổ phiếu và doanh nghiệp, và thận trọng khi phân tích các vấn đề tiềm ẩn. Nếu nhận thấy nguy cơ phá sản cao, nên bán cổ phiếu nhanh chóng.
- Đối với cổ phiếu hủy niêm yết không chuyển sàn: Trong trường hợp này, cổ phiếu sẽ không được niêm yết trên sàn chứng khoán nữa. Hãy liên hệ với phòng cổ đông của công ty để được hỗ trợ cấp lại sổ cổ đông hoặc tìm hiểu chính sách thu mua cổ phiếu của công ty hoặc thương lượng với người mua khác.
Dù cổ phiếu hủy niêm yết có thể mất thanh khoản, nhưng vẫn giữ giá trị và có thể thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư lớn với mục đích thâu tóm hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phục hồi giá trị có thể gặp khó khăn. Nhà đầu tư cần tiếp tục cập nhật thông tin và thận trọng khi đầu tư vào cổ phiếu hủy niêm yết.
Nhận tin tức mới nhất
Bài viết liên quan
Bảo Vệ Tài Khoản Chứng Khoán Khi Bị Hacker Tấn Công
Bảo vệ tài khoản chứng khoán và an toàn thông tin là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mọi tổ chức, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính.
Tìm Hiểu Luật Chứng Khoán Việt Nam Cho Nhà Đầu Tư F0
Hiểu rõ về luật chứng khoán là một yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư F0 có thể định hình và quản lý rủi ro hiệu quả.
Tìm Hiểu Phái Sinh Là Gì Trong Thị Trường Chứng Khoán
Phái sinh là gì mà giá trị của nó dựa trên giá trị của một hoặc nhiều tài sản cơ sở như cổ phiếu, hàng hóa, tiền tệ, hoặc chỉ số.